Sau Tết, mai bắt đầu tàn tạ và cần được chăm sóc, việc làm này sẽ tạo nền tảng cho cây ra hoa cuối năm sau, phát triển tốt và tránh sâu bệnh. "Việc chăm sóc mai sau Tết chia là 3 loại cây: Cây trồng chậu chưng trong nhà, cây trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Với cây trồng chậu chưng trong nhà: Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 28 đến mồng 6 Tết, cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nên hiện tượng quang hợp không thực hiện bao nhiêu, lá phát triển mới thường có màu xanh nhợt nhạt, mỏng, cành phát triển dài và yếu. Chủ nhà nhiều khi không tưới một ít nước mỗi ngày mà có khi đổ cả bia, nước ngọt vào gốc mai. Chưa kể đến việc dùng thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa không rụng làm xáo trộn sinh lý của cây. Cây mai dồn nhựa ra để nuôi hoa đẹp, lại phải thiếu điều kiện sống trong một tuần lễ nên nhiều cây bị kiệt sức rất nhiều, nếu không chăm sóc tốt thì năm sau mai sẽ không còn hoa nữa. Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai vàng trong cuộc sống Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Lặt bỏ tất cả các hoa dù nở hay chưa nở (cả nụ còn lại) để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, một số lá tạo trong lúc nở hoa dù xấu cũng để nguyên như vậy khoảng hơn một tuần cho cây hồi phục. Với cây mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất: Những cây này không bị mất sức nhiều nên ta không cần hồi sức cho mai như mai chưng trong nhà, nhưng sau khi chưng Tết xong ta phải lặt bỏ các hoa dù đã nở hay chưa nở, vì mai quen nắng nên cây trồng chậu chưng ngoài nắng không cần phải đem vào mát.
Tìm hiểu thêm Cách nụ hoa mai như thế nào, có nên sử dụng thuốc kích nụ mai? Các biện pháp: Tỉa cành cây: Tỉa cành cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch (trước ngày 15 thì tốt hơn).Tuỳ theo hình dạng của cây ta có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn- dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba. Dùng khoảng 4g urê (1 muỗng cafe nhỏ) pha với 10 lít nước tưới gốc cây và phun lên cả cây. Nếu thấy cây hồi sức lại (lá xanh hơn, tược non phát triển) thì không cần phải phun thuốc kích thích chồi lá nữa. Trường hợp cây có vấn đề thì mới sử dụng thuốc kích thích phun với liều lượng ít hơn liều lược được hướng dẫn. Nếu cành không phát triển nhiều có thể dùng một gói GA3 (1g) pha từ 30-40 lít nước phun đều lên cây và tưới gốc. Khi cây lợi sức thì đưa từ từ ra nắng để cây quen dần, nó sẽ phát triển chồi, lá rất nhanh. Chú ý rằng đây là giai đoạn bọ trĩ và nấm hồng hoạt động (lá non, trời nắng nóng) nên pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) Fipronil (Regent) phun lần đầu khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần thứ hai khi cây vừ nhú tước và lần sau khi lá vừa già.
Bài viết liên quan Hướng dẫn cách chọn mai , giống mai vàng đẹp chưng tết Nếu năm bình thường thì việc tỉa tán cho mai nên thực hiện vào khoảng từ ngày 10 đến 20/, nếu năm nhuận thì tỉa tán muộn hơn. Các bạn chú ý việc tỉa tán rất quan trọng vì nó sẽ tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi tược non sẽ phát triển thành cành mới và mang theo cả chồi trên nách lá, chồi này có thể biến thành tược hoặc nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác). Những cây không tỉa cành chắc chắn sẽ không cho hoa nhiều bằng các cây tỉa cành ngay từ đầu năm và thường dễ bị nấm bệnh. Trong việc tỉa cành các bạn chú ý rằng, cành tỉa càng gần thân thì tược phát triển càng mạnh Vệ sinh cây: Tỉa cành cho cây xong, việc vệ sinh cho cây thực hiện rất dễ, có thể dùng vòi nước mạnh phun cho tróc bớt rong rêu nấm mốc trên cây nếu ít. Với cây có rong rêu nấm móc nhiều hơn có thể dùng Ure pha thật đặc phun vào nơi có nấm mốc (dùng nhưa cột dưới che dưới gốc không để Urê chảy xuống gốc) chừng 10 phút, sau đó dùng bàn chải chà thật mạnh cây sẽ tróc hết (nếu có máy rửa xe chỉnh áp lực thấp phun thì sạch nhất, cả những nơi như nách cành, khe kín). Việc thay đất cho cây: Theo kinh nghiệm của các nhà vườn thì việc thay đất cho cây trong điều kiện cây bị yếu khi vừa cho hoa, kế đến trời miền nam thường nóng sau Tết nên việc thay đất không có lợi, có khi nắng nhiều mà bộ rễ bị tổn thương cây không hấp thụ đủ nước và muối khoáng nên có thể yếu đi hoặc nặng hơn có thể chết. Vì thế họ thường bón một ít phân cho cây để cây phát triển bộ rễ . Phân bón cây lúc trời nắng nóng cần thiết phải có đạm và kali, có thể dùng NPK ( 20-16-8 ) nhưng tốt nhất là phân hữu cơ như phân cá + phân bánh dầu ngâm + một ít kali (KCl). Cây bình thường, không sâu bệnh thì trong tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch cây sẽ có bộ lá phát triển hoàn chỉnh. Việc thay chậu, thay đất mỗi năm không cần thiết lắm, nếu bộ rễ chưa phát triển quá nhiều trong chậu thì không cần thay đất, việc thay đất chỉ nên thực hiện sớm nhất là hai năm hoặc ba năm. Còn thay chậu chỉ nên làm khi chậu quá nhỏ so với bộ rễ của cây (thường thì đường kính chậu không quá một phần ba tán lá). Xin nhắc lại là bọ trĩ phá rất dữ trong mùa nắng nóng, nếu để cây bị phá nhiều, lá không quang hợp tốt thì năng suất hoa sẽ không cao. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch miền nam bắt đầu có cơn mưa vào mùa. Nếu cần thay đất thì việc thay đất cho cây vào gần cuối tháng 3 hay đầu tháng 4 âm lịch là hợp lý. Cây trồng trong chậu nếu chất trồng chủ yếu bằng tro, xơ dừa thì mang cây ra khỏi chậu dễ dàng nếu rễ đã phát triển đầy chậu. Dùng dao thật bén gọt bỏ phần rễ già (có màu vàng sậm, khô), dùng bay nhỏ hoặc cây nhọn cạy bỏ bớt đi một phần đất trồng lâu năm. Trước khi đưa mai vào chậu trở lại cần kiểm tra lại các lổ thoát nước, dưới đáy chậu cần lót miếng mảnh vỡ của chậu cho dễ thoát nước, trên đó là lớp cát to, một lớp phân hữu cơ, phủ lên trên một lớp chất trồng rồi mới đặt lại cây vào (không để rễ tiếp xúc trực tiếp với phân ít nhất vài tháng ), bổ sung cho đủ chất trồng, ém chặt cho cây cứng gốc. Cần chú ý là lớp phân hữu cơ và phân tro sẽ phân huỷ một thời gian cây sẽ bị lún xuống, vì thế nên đặt cây có gốc cao hơn mặt chậu để khi ổn định ta có vị trí cây như ý. Nếu mai có chất trồng chủ yếu là đất thịt thì việc thay đất khó hơn, các bạn phải dùng bay moi quanh góc sát chậu hơn nửa vòng rồi lắc mạnh, mai sẽ tách khỏi chậu và có thể mang ra cắt bớt rễ, thay đất cho cây. Thông thường, nếu cây lớn trồng trong chậu nhỏ và nhất là trồng bằng tro trấu-xơ dừa thì mỗi năm phải thay đất 1 lần (khi thấy rễ mai bám đầy cả thành chậu). Trường hợp trồng bằng đất thịt rễ chưa bám nhiều có thể hai năm hoặc 3 năm thay cũng được (xem sự phát triển của cây). Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn. Công việc chăm sóc mai sau Tết coi như hoàn chỉnh. Làm các việc trên các bạn đã chuẩn bị thật tốt cho cây mai để nó tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết tới.